NASA Xác Nhận Voyager 2 Đã Rời Nhật Quyển, Vào Không Gian Liên Sao

08 Tháng Mười Một 20198:30 CH(Xem: 5909)
NASA Xác Nhận Voyager 2 Đã Rời Nhật Quyển, Vào Không Gian Liên Sao
NASA Xác Nhận Voyager 2 Đã Rời Nhật Quyển

Tiếp bước Voyager 1, khoảng đầu tháng 11/2019, tàu thăm dò Voyager 2 cũng đã rời khỏi nhật quyển, bay vào vùng không gian liên sao. Voyager 2 được phóng trước Voyager 1 vài tuần vào năm 1977 nhưng có lẽ trang thiết bị của nó bền hơn so với Voyager 1 nên các nhà khoa học tại NASA đã có thể theo dõi sự chuyển dịch của nó từ ranh giới nhật quyền sang môi trường liên sao.

2 tàu thăm dò Voyager có thiết kế giống hệt nhau nhưng đường đi của chúng xuyên qua hệ Mặt Trời khác nhau. Theo giải thích của NASA, Voyager 1 và 2 đã khai thác lợi thế của Grand Tour - một thời điểm 175 năm mới có một lần khi Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương (thời điểm đó vẫn được công nhận là một hành tinh) nằm ở các vị trí phù hợp, tạo lực hấp dẫn giúp con tàu đạt được quỹ đạo mong muốn và có thể bay cắt qua nhiều hành tinh. Nhờ đó, Voyager 1 đã ghé thăm và được trợ lực hấp dẫn từ Mộc Tinh và Thổ Tinh trước khi lao đến rìa hệ Mặt Trời.

Voyager 2 cũng bay ngang 4 hành tinh là Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Vào năm 1989, tàu Voyager 2 đã quan sát hành tinh cuối cùng trong hệ Mặt Trời là Thiên Vương Tinh, tức là gần 1 thập niên sau khi Voyager 1 bắt đầu hành trình hướng đến rìa hệ Mặt Trời.

Khi Voyager 1 tiến đến ranh giới là nhật quyển, máy dò quang phổ plasma của nó đã hỏng. Điều này khiến giới chuyên môn tranh luận về thời điểm chính xác con tàu rời khỏi nhật quyển. Do đó khi có sự chuyển dịch từ plasma ấm sang plasma lạnh, mật độ dày hơn của môi trường liên sao, khí cụ trên Voyager 1 không đo được và phải nhờ đến các khí cụ đo electron và sự thay đổi của từ trường mới xác nhận con tàu đã ở không gian liên sao.


Voyager 2 trong khi đó vẫn gởi dữ liệu về khi nó vượt ranh giới nhật quyển, máy đo plasma của nó vẫn hoạt động. Sự chuyển dịch xảy ra gần một năm trước, tháng 11/2018 và thời điểm trùng hợp với những gì các nhà khoa học kỳ vọng. Khi Voyager 2 vượt nhật quyển vào vùng không gian liên sao, nó đã phát hiện mật độ plasma tăng cao đến 20 lần.

Voyager 1 và 2 đều đã vượt ranh giới nhật quyển ở cùng khoảng cách so với Mặt Trời, Voyager 1 vượt ranh giới ở khoảng cách 121.6 AU trong khi Voyager 2 là 119 AU. Tuy nhiên, vị trí mà chúng thoát khỏi nhật quyền có phần chênh lệch, cách nhau 150 AU. Dữ liệu mà 2 con tàu gởi về khi rời nhật quyển vào không gian liên sao khác nhau và qua nghiên cứu sự khác biệt về dữ liệu, các nhà khoa học hy vọng sẽ có thể tăng hiểu biết về ranh giới của hệ Mặt Trời so với thiên hà rộng lớn. Chẳng hạn như Voyager 2 đã phát hiện ra sự thay đổi liên tục về hướng của từ trường khi nó bay vào không gian liên sao trong khi Voyager 1 lại không. Tương tự, Voyager 2 cũng tìm thấy hạt năng lượng thấp bắt nguồn từ Mặt Trời trong không gian liên sao nhưng Voyager 1 không phát hiện được. Voyager 2 đang tiếp tục bay hướng đến vành đai thiên thạch Kuiper Belt và không rõ chúng ta sẽ có thể duy trì liên lạc với nó trong bao lâu.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.