Ngân Hàng Thụy Sĩ Bị Phạt Vì “Chặt Chém” Khách Hàng Giàu Có

12 Tháng Mười Một 20198:15 CH(Xem: 5019)
Ngân Hàng Thụy Sĩ Bị Phạt Vì “Chặt Chém” Khách Hàng Giàu Có
Ngân Hàng Thụy Sĩ Bị Phạt Vì “Chặt Chém” Khách Hàng Giàu Có

Khoảng đầu tháng 11/2019, UBS, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ, bị cơ quan điều tiết thị trường chứng khoán Hồng Kông kết luận có hành vi "chặt chém" và lừa dối khách hàng giàu có suốt 1 thập kỷ mà không bị phát hiện.

Theo đó, nhà chức trách phạt UBS số tiền 400 triệu Đôla Hồng Kông, tương đương 51 triệu USD, và yêu cầu ngân hàng bồi thường 200 triệu Đôla Hồng Kông cho khách hàng.

Theo trang MarketWatch cho biết, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch tương lai Hồng Kông (SFC) nói rằng các nhà tư vấn tại UBS thường xuyên thu thêm phí và bóp méo các giao dịch trái phiếu mà họ thực hiện cho đối tượng khách hàng vốn là những người giàu có. Nhà chức trách kết luận, thông qua các hoạt động, UBS thu lợi từ khách hàng mà không có sự hay biết hay đồng ý của khách.

Theo báo cáo được SFC công bố, khoảng 5,000 khách hàng đã bị UBS sử dụng các chiêu thức như vậy để "chặt chém" trong khoảng 28,700 giao dịch. Một người phát ngôn của UBS nói rằng: “Đây là hành vi của những cá nhân riêng lẻ, tất cả đều đã mất việc, và là không thể chấp nhận, đi ngược lại với các nguyên tắc trong công ty chúng tôi”.

Số phí mà UBS "chặt chém" khách hàng được thu dưới dạng phụ phí, vượt quá mức trần quy định trong hợp đồng. UBS bỏ phí khoản tiền khi giao dịch của khách hàng được thực hiện thành công với mức giá tốt hơn. Theo SFC, trong một số trường hợp, nhân viên của UBS làm giả các báo cáo hàng tháng để che đậy các khoản phí như vậy.

Nhà chức trách cũng nói rằng hành vi "chặt chém" trên diễn ra tại UBS trong suốt nhiều năm, và sau khi phát hiện, UBS phải mất hơn 2 năm để báo cáo lên cơ quan chức năng. Tuy nhiên, UBS đã tiến hành kỷ luật hơn 20 nhân viên liên quan đến hoạt động và thuê thanh tra độc lập vào cuộc.

UBS là một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, đầu tư lượng tài sản lên tới khoảng 2.5 nghìn tỷ USD cho khách hàng giàu có. Châu Á hiện là thị trường tăng trưởng nhanh nhất của UBS, nơi ngân hàng phải cạnh tranh với các đối thủ khách để hút vốn từ số lượng triệu phú và doanh nhân ngày càng đông đảo trong khu vực.

Án phạt cũng đánh dấu vụ "va chạm" mới nhất giữa UBS với nhà chức trách Hồng Kông. Hồi tháng 03/2019, UBS bị SFC đình chỉ hoạt động tài trợ cho các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong vòng 1 năm, và phạt 375 triệu Đôla Hồng Kông. SFC cho rằng UBS không thực hiện đầy đủ các thủ tục về thẩm định chuyên sâu trong 3 vụ IPO.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.