Nga Khẳng Định Đã Thử Nghiệm Thành Công Mạng Internet Quốc Gia Riêng Biệt

28 Tháng Mười Hai 20198:00 CH(Xem: 3370)
Nga Khẳng Định Đã Thử Nghiệm Thành Công Mạng Internet Quốc Gia Riêng Biệt
Nga Khẳng Định Đã Thử Nghiệm Thành Công Mạng Internet Quốc Gia Riêng Biệt

Nga đang đẩy mạnh quá trình "balkan hóa" công nghệ và hạ tầng của mình trong những tháng gần đây. Đạo luật "Chủ quyền Internet" do Chính phủ Nga ban hành - trong đó cho phép các nội dung trên mạng có thể bị chặn trong "các tình huống khẩn cấp" - đã đi vào hiệu lực từ tháng 11/2019, và Tổng thống Vladimir Putin cũng đã ký tiếp một đạo luật cấm bán các thiết bị không được cài sẵn các ứng dụng của Nga.

Khoảng cuối tháng 12/2019, Bộ truyền thông Nga công bố đã thử nghiệm thành công một giải pháp thay thế cho Internet trên quy mô toàn quốc. Hiện chưa rõ mạng lưới hoạt động ra sao, nhưng Bộ truyền thông Nga khẳng định người dùng đã không để ý thấy bất kỳ thay đổi nào trong quá trình duyệt web thông thường của họ trong suốt thời gian diễn ra thử nghiệm.

Các quốc gia như Trung Quốc, Iran, và Ả-rập Saudi trước đây đã từng có các chính sách hạn chế các nội dung mà công dân có thể truy cập và cách thức họ có thể liên lạc với người khác trên Internet. Dự án mang tên Runet của Nga - được cho là cũng sẽ đi theo hướng đó - cho phép chính phủ lọc các nội dung nhạy cảm thông qua các bộ máy kiểm duyệt của chính họ. Giáo sư Alan Woodward, một nhà khoa học máy tính tại Đại học Surrey, cho biết: “Runet yêu cầu các ISP và các công ty viễn thông cấu hình Internet trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như một mạng intranet khổng lồ, giống như một tập đoàn lớn vẫn thường làm”

Loại hình hạ tầng mới sẽ khiến các VPN rất khó truy cập đến các nội dung bị chặn. Và thực tế, cũng rất khó để nói được cuộc thử nghiệm đã thành công như thế nào, hay Nga đã đi xa được đến đâu trong quá trình tiến tới mục tiêu tạo ra Đại Tường lửa của chính mình.

Các kỹ thuật viên công nghệ từng đưa ra giải thuyết về một "thế giới mạng bị chia cắt" (splinternet - ghép của từ split, chia cắt, và từ Internet) trong gần 20 năm qua. Trong bối cảnh các siêu cường như Trung Quốc và Nga đưa ra các giải pháp nhằm "balkan hóa" hạ tầng của họ, sẽ có thêm nhiều quốc gia khác theo chân, và viễn cảnh tương lai của Internet có thể sẽ rất khác so với những gì chúng ta thấy hiện nay.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.