Thịt Heo – Nỗi Ám Ảnh Đối Với Kinh Tế Trung Quốc

31 Tháng Mười Hai 20198:15 CH(Xem: 5523)
Thịt Heo – Nỗi Ám Ảnh Đối Với Kinh Tế Trung Quốc
Thịt Heo – Nỗi Ám Ảnh Đối Với Kinh Tế Trung Quốc

Giá thịt heo là tác nhân chính khiến lạm phát Trung Quốc cao nhất gần một thập kỷ, trong khi tăng trưởng chậm chạp hơn.

Lạm phát tiêu dùng Trung Quốc đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần một thập kỷ. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế đang ở mức thấp nhất trong ba thập kỷ. Dữ liệu tháng 11/2019 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 4.5% so với một năm trước đó, do giá thịt heo tăng vọt. Một số nhà kinh tế dự kiến lạm phát từ 6% trở lên vào đầu năm 2020.

Giá thịt heo ở Trung Quốc tăng đột biến hơn các nước vì thịt heo chiếm chi tiêu thực phẩm lớn nhất trong hộ gia đình. Lạm phát thực phẩm quá nóng đe dọa mặt bằng giá hàng hóa nói chung tăng theo. Điều này lại kéo theo các chi phí khác cũng leo thang, như lương bổng hay tiền thuê nhà.

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ, một hộ gia đình Trung Quốc dành gần một phần năm thu nhập khả dụng cho thực phẩm, theo một khảo sát toàn quốc với khoảng 35,000 hộ gia đình vào hè 2019 của Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam (Trung Quốc). Tỷ lệ cao gấp đôi so với Mỹ.

Vợ chồng ông Li Debai, một người về hưu 60 tuổi sống tại Kaili (Quý Châu) những tháng gần đây buộc phải hạn chế ăn thịt heo do giá tăng cao. Nhà ông Li chỉ ăn khoảng một kg thịt heo mỗi tuần, bằng một nửa so với trước. Ông thậm chí phải từ bỏ sở thích ăn giò heo của mình.


Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm làm chậm xu hướng tăng giá trong những tháng gần đây, bao gồm tăng nhập khẩu và xả kho dự trữ, giá thịt heo vẫn tăng hơn gấp đôi trong tháng 11/2019 so với một năm trước đó, trong khi giá thực phẩm nói chung tăng 19%.

Một số nhà kinh tế nhận định, lạm phát thực phẩm có thể lên đến đỉnh điểm vào Tết Nguyên đán, tức cuối tháng 01/2020. Những người khác lo ngại giá tăng đối với các mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm khác có thể làm tăng thêm lạm phát.

Hui Shan, một nhà kinh tế tại Goldman Sachs cho biết, lạm phát thực phẩm cao ở Trung Quốc có tác dụng phụ nguy hiểm là làm giảm niềm tin người tiêu dùng. Nếu họ ngại chi tiêu hơn thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm đi. Ông Liang Zhenye, một chủ cửa hàng bún ở tỉnh Quảng Tây biết rõ điều này.

Dù chi phí nguyên liệu thô tăng 15% trong những tháng gần đây, ông Liang đã cố gắng không tăng giá tô bún để giữ khách. Nhưng tháng 11/2019, chủ nhà tăng 8% tiền thuê mặt bằng nên ông quyết định dẹp tiệm. Ông cho biết: “Tôi sẽ còn lỗ hơn nhiều nếu không đóng cửa tiệm”.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.