Tại Sao Các Hãng Công Nghệ Lớn Thường Sở Hữu Font Chữ Riêng?

01 Tháng Giêng 20207:45 SA(Xem: 6115)
Tại Sao Các Hãng Công Nghệ Lớn Thường Sở Hữu Font Chữ Riêng?
Tại Sao Các Hãng Công Nghệ Lớn Thường Sở Hữu Font Chữ Riêng

Sau thành công của chiến dịch quảng cáo 1984, Apple bắt đầu bán ra thế hệ máy Macintosh 128k, nó được mệnh danh là "máy tính dành cho tất cả chúng ta". Sự ra đời của chiếc máy tính cá nhân cũng kéo theo một nhiệm vụ: tạo ra một font chữ riêng cho nó. Font chữ ngày nay không chỉ thể hiện cảm xúc mà còn là bộ mặt và hình ảnh đại diện cho cả một công ty, tập đoàn.

So với những máy tính thời đó còn dùng giao diện là các dòng lệnh, máy Mac sử dụng giao diện người dùng đồ họa thân thiện và tự nhiên hơn. Apple trang bị cho nó những thành phần đồ họa mà tới hiện nay vẫn được ứng dụng, bao gồm con trỏ, menu, thanh cuộn, cửa sổ, biểu tượng chương trình hay font chữ. Trước khi máy Mac ra đời, các ký tự chiếm vai trò không hơn không kém so với các máy đánh chữ thời xưa. Nhưng với màn hình và hệ thống giao diện đồ họa, các ký tự hiện có kích thước và độ rộng khác nhau. Nhiệm vụ của những nhà thiết kế như Susan Kare là tạo ra font chữ với tỉ lệ tự nhiên và dễ đọc nhất. Sau đó, Kare đã tạo ra một bộ font chữ hoàn toàn mới cho Mac, trong đó có font chữ Chicago, hệ font chữ được Apple dùng lần đầu tiên trên máy Mac năm 1997 với Mac OS 8 và sau đó tái xuất ở trên iPod những năm 2000.

Chicago là font chữ đậm rõ nét, được thiết kế cho những màn hình độ phân giải thấp thời đó. Nó là đại diện cho mức độ thân thiện của máy Mac và là hình ảnh thương hiệu cho Apple những ngày đầu: một công ty có tầm nhìn xa, luôn có mục tiêu vươn tới tầm cao mới. Đó cũng là những yếu tố lý giải tại sao các công ty công nghệ cần có hệ font chữ riêng.

Những năm 2010 chứng kiến làn sóng ứng dụng font chữ riêng từ các công ty công nghệ. Apple ra mắt font chữ tự làm đầu tiên sau 20 năm có tên San Francisco vào năm 2015. Google ra mắt Product Sans năm 2015, Roboto cho Android năm 2011 và YouTube Sans cho Youtube năm 2017. Sau đó là Netflix Sans. Airbnb Cereal, Samsung One và Uber Move. Nhà thiết kế và chiến lược gia Ksenya Samarskaya nói font chữ gắn liền với công nghệ màn hình.

Khi Kare thiết kế font chữ Chicago những năm 80, nó dùng cho những màn hình độ phân giải rất thấp. Các nhà thiết kế hiện nay lại khác, họ phải làm ra font chữ cho những màn hình triệu điểm ảnh và rất rõ nét. Khi độ phân giải ngày một tăng, các nhà thiết kế phải nghĩ ra nhiều cách để đem những yêu cầu về thương hiệu và chức năng lên những màn hình bé hơn. Ví dụ, font chữ San Francisco của Apple được dùng rộng rãi trên iOS, OS, tvOS và cả watchOS cho đồng hồ.

Samarskaya cho biết: “Khi màn hình độ phân giải thấp, bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt giữa những font chữ vì thế ta bị giới hạn bởi những gì ta có thể làm. Công nghệ không chỉ giúp bổ sung thêm lựa chọn cho các font chữ mà cả lượng người dùng. Với những công ty toàn cầu như Apple, Google, Facebook, tập trung vào ngôn ngữ tiếng Anh không còn là nhiệm vụ duy nhất. Khi ta tới những quốc gia nói tiếng Thái, hay bất kể ngôn ngữ nào, ta sẽ phải hỗ trợ font chữ cho những ngôn ngữ đó.”

Một vấn đề nữa, các công ty mở rộng phạm vi và người dùng, chi phí cấp phép sử dụng font chữ cũng là một cái cần lưu tâm, Samarskaya chia sẻ. Ví dụ, trước khi Netflix chuyển sang dùng font chữ riêng vào năm 2018, mỗi năm họ phải trả cho Hoefler & Co. hàng triệu USD để dùng font Gotham. Lượng người dùng trẻ và các nền tảng online ngày một tăng trưởng, các công ty cũng gia tăng thu phí sử dụng font chữ dựa trên số lần mà người dùng nhìn thấy chúng trên mạng.

Theo Samarskaya, các công ty công nghệ thiết kế ra font chữ riêng với cả cảm xúc mà họ muốn truyền tải, ý mà Samarskaya muốn nói là sức mạnh vô hình của chúng. Ví dụ với người dân New York, Helvetica đã quá quen với tàu điện ngầm, tương tự vậy, Comic Sans sẽ khiến người ta nghĩ lại những tháng ngày còn trên ghế tiểu học.

Font chữ giống như những miếng bọt biển, khi được các công ty sử dụng, nó bị hấp thụ và mang ý nghĩa cho những công ty đó. Ví dụ với công ty Facebook, họ thiết kế ra font chữ riêng cho logo mới để phân biệt nó với mạng xã hội Facebook. Đây cũng là một cách để lách luật chống độc quyền. Về cơ bản, font chữ vẫn mang một ý nghĩa cốt lõi là nhận diện thương hiệu. YouTube tạo ra YouTube Sans với ý nghĩa, đơn giản và táo bạo, đúng tính chất YouTube. Hay như Airbnb, họ tạo ra Cereal với ý nghĩa rất thân thiện và dễ tiếp cận, những nét đặc trưng của một dịch vụ thuê phòng. Samarskaya cho rằng font chữ là một thứ văn hóa sống, đang tiến hóa cùng với công nghệ và toàn cầu hóa.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.