Các Nhà Khoa Học Sẽ Sớm Theo Dõi Mức Độ Ô Nhiễm Không Khí Hàng Giờ Từ Không Gian

10 Tháng Ba 20205:10 SA(Xem: 4169)
Các Nhà Khoa Học Sẽ Sớm Theo Dõi Mức Độ Ô Nhiễm Không Khí Hàng Giờ Từ Không Gian
Các Nhà Khoa Học Sẽ Sớm Theo Dõi

NASA, Hàn Quốc và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đang hợp tác với nhau trên một “tổ hợp ảo” các công cụ trên không gian để ghi lại chất lượng không khí toàn cầu một cách chi tiết chưa từng thấy. Lần đầu tiên, các nhà khoa học sẽ có thể theo dõi ô nhiễm hàng giờ từ không gian.

Thiết bị đầu tiên là Máy quang phổ giám sát môi trường địa chất của Hàn Quốc (Geostationary Environment Monitoring Spectrometer – GEMS), được ra mắt vào ngày 18/02/2020. Nó sẽ được gắn trên vệ tinh Hàn Quốc bay vào không gian, cũng có nhiệm vụ giám sát bề mặt đại dương. NASA có kế hoạch gửi một thiết bị tương tự lên vũ trụ trên một vệ tinh liên lạc thương mại vào năm 2022. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA cũng sẽ theo sau với hai công cụ gắn trên các vệ tinh giám sát chất lượng không khí hiện có, dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2023.

Dữ liệu thu thập được sẽ giúp thúc đẩy các nỗ lực kiểm soát các chất ô nhiễm bao gồm nitơ dioxide, khói bụi, formaldehyd và aerosol. Dữ liệu hàng giờ sẽ nắm bắt tốt hơn tình trạng ô nhiễm xuất hiện theo từng đợt, như giao thông vào giờ cao điểm hoặc một nhà máy điện hoạt động tối đa để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao nhất. Các thiết bị gắn trên vệ tinh cũng sẽ có thể xem liệu ô nhiễm xảy ra trong một khu vực nhất định, vốn đã bị ô nhiễm trước đó, hay liệu nó có bị ảnh hưởng từ một vùng, quốc gia khác hay không.

Barry Lefer, một quản lý chương trình thuộc Khoa Khoa học Trái đất của NASA, cho biết trong một cuộc họp báo: “Điều thú vị là có thể nhìn ra được các nguồn gây ô nhiễm và ô nhiễm giao thông vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Chúng tôi có thể có được chất lượng không khí, dự báo ô nhiễm không khí chính xác hơn vì biết rõ về các nguồn và chúng thay đổi như thế nào theo thời gian”.

Các công cụ trên không gian cũ chỉ có thể đo ô nhiễm không khí mỗi ngày một. Chúng bay qua bất kỳ điểm nào trên Trái đất vào cùng một thời điểm mỗi ngày, vì chúng bay quanh trên quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời. GEMS trở thành cảm biến chất lượng không khí đầu tiên xoay quanh Trái đất theo quỹ đạo địa tĩnh, cho phép nó, và sau đó sẽ là các công cụ khác, có thể quan sát liên tục cùng một khu vực.

Các nhà khoa học trong dự án cho biết, GEMS sẽ theo dõi sol khí (aerosol) và khói bụi trên khắp Châu Á; dữ liệu của nó sẽ có sẵn vào năm 2021. NASA quan tâm đến việc theo dõi ô nhiễm từ các mỏ dầu khí, tàu và giàn khoan và giao thông vào giờ cao điểm ở Bắc Mỹ. Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA đang nỗ lực cải thiện tính chính xác của các dự báo chất lượng không khí hàng ngày ở Châu Âu và Bắc Phi. Ngoài các mục tiêu trên, dữ liệu thu thập được có thể làm tăng hiểu biết của chúng ta về một loạt các vấn đề chất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.