WHA Sẽ Thúc Đẩy Toàn Cầu Trong Việc Điều Tra Phản Ứng Covid-19

18 Tháng Năm 20205:15 SA(Xem: 3807)
WHA Sẽ Thúc Đẩy Toàn Cầu Trong Việc Điều Tra Phản Ứng Covid-19
WHA Sẽ Thúc Đẩy Toàn Cầu Trong Việc Điều Tra Phản Ứng Covid-19

Các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu dự kiến sẽ cùng nhau kêu gọi xem xét lại phản ứng quốc tế đối với đại dịch Covid-19.

Các phái viên từ 194 quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới WHO sẽ tham dự cuộc Hội nghị Y tế Thế giới (WHA) thứ 73 vào Thứ Hai (18/05/2020) và Thứ Ba (19/05/2020), với chủ đề trung tâm xoay quanh đại dịch Covid-19.

Các câu hỏi sẽ được đặt ra về cách WHO và các thành viên xử lý sự lây lan của virus, đã giết chết hơn 310,000 người trên toàn thế giới. Hiện đã có hơn 4.5 triệu người bị nhiễm Covid-19 kể từ khi nó xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 12/2019. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đổ tội nhau về virus.

Mỗi năm, các quốc gia cùng nhau tham dự Hội nghị Y tế Thế giới để xem xét công việc của cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc và đặt ra các ưu tiên cho năm tới. WHA năm 2020, Liên minh Châu Âu dự kiến sẽ dẫn đầu lời kêu gọi quốc tế, cùng các quốc gia bao gồm Anh, Úc và New Zealand, để mở một cuộc điều tra về cách thức đại dịch toàn cầu được xử lý và rút ra những bài học kinh nghiệm.

Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của EU, cho biết sẽ một số câu hỏi chính cần phải được giải đáp, như là một phần của bất kỳ đánh giá nào, chẳng hạn như

"Làm thế nào mà đại dịch lây lan rộng? Dịch tễ học đằng sau nó là gì?”. Bà cho biết:  “Tất cả các câu trả lời là rất quan trọng cho chúng ta để tránh một đại dịch khác thuộc loại tương tự trong tương lai”, và cũng nói thêm hiện nay không phải là lúc để chơi "bất kỳ trò chơi đổ lỗi nào".

Tổ chức Y tế Thế giới có thể sẽ chịu nhiều áp lực về việc xử lý đại dịch. Phát ngôn viên của WHO, Tiến sĩ Margaret Harris nói: "Hội nghị Y tế Thế giới luôn là thời điểm để WHO xem xét kỹ lưỡng các vấn đề. Nhưng nhìn chung, cơ quan sẽ vẫn "tập trung mạnh" vào hoạt động dẫn dắt phản ứng tổng thể, khoa học và các giải pháp cho đại dịch”

Hội nghị cũng dự kiến sẽ xuất hiện những lời kêu gọi để mang đến cho WHO nhiều quyền hạn hơn, điều này sẽ cho phép các thanh sát viên đi vào các quốc gia và thực hiện các cuộc điều tra độc lập mỗi khi có dịch bệnh bắt đầu bùng phát.

Devi Sridhar, giáo sư sức khỏe cộng đồng toàn cầu tại Đại học Edinburgh, nói: "Thách thức lớn nhất là không quốc gia nào muốn có dịch bệnh. Mọi quốc gia đều muốn phủ nhận sự hiện diện và không hề muốn đả động tới nó”. Là một phần của các Quy định sức khỏe quốc tế, các quốc gia sẽ phải thông báo cho WHO về các dịch bệnh mới xuất hiện ở quốc gia của họ.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.