Australia Khiếu Nại Trung Quốc Với WTO

15 Tháng Mười Hai 202011:30 CH(Xem: 3389)
Australia Khiếu Nại Trung Quốc Với WTO
Australia Khiếu Nại Trung Quốc Lên WTO

Australia cho biết sẽ yêu cầu WTO điều tra mức thuế Trung Quốc áp đặt đối với sản phẩm lúa mạch của họ, khi căng thẳng quan hệ hai nước ngày càng leo thang.

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham công bố quyết định thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các đối tác ở Bắc Kinh rằng họ sẽ bắt đầu cuộc điều tra về thuế quan đã xóa sổ thương mại lúa mạch giữa Australia với Trung Quốc. Theo ông Birmingham, khoản thuế bổ sung 80% Trung Quốc áp đặt đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia là "thiếu cơ sở" và "không được củng cố bởi các sự kiện và bằng chứng".

Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1989, với việc Bắc Kinh tung ra một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các sản phẩm của Australia.

Ông Birmingham cho biết: "Chúng tôi rất tự tin rằng dựa trên bằng chứng, dữ liệu và phân tích mà chúng tôi đã tổng hợp, Australia có một vụ kiện cực kỳ mạnh mẽ. Các quy trình giải quyết tranh chấp của WTO không hoàn hảo và mất nhiều thời gian, nhưng cuối cùng đó là con đường thích hợp cho Australia vào thời điểm hiện nay". Bộ trưởng Thương mại Australia đồng thời cho biết thêm rằng họ có thể hành động thêm ở các lĩnh vực khác.

Australia là nhà cung cấp lúa mạch lớn nhất cho Trung Quốc với tổng trị giá xuất khẩu lên tới 1,3 tỷ USD/năm. Các chuyên gia cho biết Bắc Kinh đã cân nhắc hạn chế nhập khẩu lúa mạch Australia từ năm 2018 trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc, nước chỉ sản xuất khoảng 20% lượng lúa mạch họ cần, phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu.

Quan chức Australia từng thừa nhận họ không có nhiều thị trường thay thế ngoài Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh có thể chuyển sang nhiều nhà cung cấp khác như Pháp, Canada, Argentina và một số nước Châu Âu.

Hồi tháng 05/2020, Trung Quốc thông báo áp thuế 80,5% với lúa mạch từ Australia vì lý do phá giá, "gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp nội địa". Mức thuế có hiệu lực từ ngày 19/05/2020 và thời hạn lên tới 5 năm, gồm thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9%.

Ít nhất 13 ngành của Australia đã phải chịu thuế hoặc một số hình thức gián đoạn, gồm lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, du lịch, trường đại học, rượu, lúa mì và len.

Truyền thông Trung Quốc cũng liên tục công kích Australia về hàng loạt vấn đề. Những động thái dường như bắt đầu từ việc Canberra đối đầu sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.

Australia hiện vẫn tránh việc đưa các tranh chấp lên WTO vì lo ngại quá trình giải quyết có thể mất nhiều năm, khiến Australia dễ bị trả đũa và làm xấu đi mối quan hệ giữa 2 nước.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.