OpenAI Nghiên Cứu Các Vấn Đề Cụ Thể Về Tính An Toàn Của AI

25 Tháng Sáu 20167:00 CH(Xem: 6160)
OpenAI Nghiên Cứu Các Vấn Đề Cụ Thể Về Tính An Toàn Của AI
blank
Hạ tuần tháng 06/2016, trang blog của OpenAI – thuộc Google – đã công bố nghiên cứu “Concrete Problems in AI Safety” (tạm dịch “Những vấn đề cụ thể về tính an toàn của Trí tuệ nhân tạo”)

Theo nghiên cứu, để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra ban đầu, robot AI có thể bất chấp mọi thứ, làm tổn hại những thứ ngăn cản nó để nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, hoặc thậm chí là học cách lừa dối, giấu đi những dấu chỉ cho việc chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Nghiên cứu của OpenAI nhằm làm rõ những mối quan hệ giữa con người và robot, chỉ ra những nỗi sợ đích thực đến từ AI, từ đó tìm cách giải quyết vấn đề, tạo ra một thế giới con người sống chung với máy móc một cách thân thiện và an toàn hơn.

Không giống với những gì thường thấy trên những bộ phim viễn tưởng, thực tế danh sách những điều AI khiến con người lo ngại hiện khá cơ bản, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như khả năng thích ứng, sự án toàn khi khai thác và sử dụng thông tin,...

Báo cáo cho thấy, robot sẽ học tập thông qua quá trình lặp lại và thăm dò thông tin tương tự như các thuật toán trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, khác với các phần mềm thuần túy, một con robot AI có thể cố làm những thứ có khả năng gây hại cho con người.

Báo cáo đã chỉ ra 5 mối lo lại chủ yếu trong mối quan hệ giữa AI và con người, trong đó yếu tố hàng đầu là “tránh xảy ra các tác dụng phụ mang tính tiêu cực”. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu robot thực hiện những thay đổi không mong muốn tác động tới môi trường thì nó cần phải bị trừng phạt, trong khi đó vẫn cho phép nó có thời gian khám phá và học hỏi. Đây chính là vấn đề mà không chỉ con người sợ robot mà dưới góc độ nào đó thì chính những con robot này cũng biết “sợ” trong khái niệm hoàn thành nhiệm vụ hoặc thậm chí là “bị trừng phạt”.

Bên cạnh đó, các vấn đề khác như hình thức thưởng sai lầm, nhận thức sai giá trị của công việc, đồ vật,... hoặc thậm chí là hình thành khả năng lừa dối: robot sẽ “tìm hiểu để thực hiện mục tiêu được đặt ra bằng cách ẩn đi các bằng chứng cho thấy công việc chưa hoàn thành”.

Vấn đề được đặt ra là “làm thế nào để đảm bảo một con robot quét dọn không gây tổn hại tới môi trường theo cách tiêu cực trong khi hoàn thành nhiệm vụ, chẳng hạn như làm vỡ một cái bình hoa để quét dọn nhanh hơn?”. Một trong những cách được đưa ra là có thể là đưa ra hình phạt nếu làm vỡ bình, xa hơn nữa là tăng cường mức độ nhận thức môi trường hoạt động của robot, cho phép nó hiểu được “nhiệm vụ A cần được hoàn thành với điều kiện hạn chế các tác dụng phụ ở mức thấp nhất”

Tất cả đều cung cấp thêm một cái nhìn tổng quát về những vấn đề có thể phát sinh trong mối quan hệ chung sống giữa robot AI và con người. Rất nhiều vấn đề hoàn toàn không mới lạ. Các nghiên cứu sẽ còn được tiếp tục để đưa ra được những giải pháp cho một thế giới mà AI cùng con người sống chung thân thiện và an toàn.
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.