Phương Pháp Tinh Chỉnh Gen Để Điều Trị Ung Thư Đã Được Phê Duyệt Bởi Ban Đạo Đức Và An Toàn Sinh Học Mỹ

25 Tháng Sáu 20168:00 CH(Xem: 6714)
Phương Pháp Tinh Chỉnh Gen Để Điều Trị Ung Thư Đã Được Phê Duyệt Bởi Ban Đạo Đức Và An Toàn Sinh Học Mỹ
blank
Hạ tuần tháng 06/2016, Ban đạo đức và an toàn sinh học liên bang Hoa Kỳ đã phê duyệt thử nghiệm tinh chỉnh gen người bằng kỹ thuật CRISPR-Cas9, cho phép các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania có thể thay đổi cấu trúc di truyền của tế bào máu trắng T cell trên cơ thể bệnh nhân, giúp họ tăng cường khả năng của hệ miễn dịch, có khả năng chống lại các căn bệnh ung thư với khối u ác tính, u đa tủy hoặc ung thư mô liên kết.

Đây chỉ mới là tổ chức đầu tiên phê duyệt, và nhóm nghiên cứu cần phải thuyết phục thêm nhiều tổ chức khác, bao gồm cả FDA, để có thể thực sự bắt đầu cuộc thử nghiệm.

Đây cũng là lần đầu tiên một thử nghiệm lâm sàng tinh chỉnh gen người được cấp phép tại Mỹ, mở ra hướng đi mới trong việc sử dụng kỹ thuật mới để hỗ trợ điều trị, ngăn chặn hiệu quả những căn bệnh nguy hiểm. Giáo sư Carl June tại Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết: “Theo dữ liệu sơ bộ của chúng tôi, có thể cải thiện hiệu quả của các tế bào T bằng cách sử dụng CRISPR."

Dự kiến, trong giai đoạn 2 năm đầu của kế hoạch thử nghiệm, giáo sư Carl June và nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng liệu pháp T-cell trên 18 bệnh nhân. Họ sẽ trích xuất tế bào T của các bệnh nhân, tinh chỉnh gen của chúng bằng CRISPR, sau đó đưa trở lại vào cơ thể bệnh nhân để tăng cường tính tập trung và phá hủy tế bào trong các khối u.

Mục tiêu của nhóm là phát triển nên một liệu pháp miễn dịch mới dựa trên công nghệ tinh chỉnh gen để điều chỉnh khả năng của các tế bào miễn dịch, giúp chúng mạnh mẽ mẽ, tồn tại được dài lâu hơn và có khả năng tiêu diệt được các tế bào ung thư hiệu quả hơn. Sau nhiều lần đệ trình, cuối cùng Ban đạo đức và an toàn sinh học liên bang Hoa Kỳ cũng đã phê duyệt cho phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người.

Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn thừa nhận rằng tất cả vẫn chỉ mới là một đợt thử nghiệm và không thể đảm bảo mọi thứ sẽ diễn ra như mong muốn. Họ thẳng thắn cho biết: “Những nỗ lực trước đây của chúng tôi đã bị cản trở do tế bào T sau khi đưa lại cơ thể bị kiệt sức và chết dần, hoặc không hoạt động như ý muốn”.

Và bên cạnh đó luôn có những ý kiến phản đối, cho rằng đây có thể là hành động vi phạm đạo đức bởi CRISPR có thể bị áp dụng tùy tiện, tạo nên những người đột biến hoặc bị lợi dụng để thiết kế ra phôi thai.

Một nhà nghiên cứu khác là Pete Shanks nhận định: “Trước đây, việc tinh chỉnh gen của trẻ nhỏ chỉ là khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên hiện nay với sự tiến bộ của công nghệ thì những điều kỳ diệu đó đã trở thành hiện thực. Một khi quá trình này bắt đầu, sẽ không còn đường quay lại và do đó, đây là một lằn ranh mà chúng ta không được vượt qua”. Thậm chí nhiều ý kiến còn cho rằng thử nghiệm lần này sẽ thất bại và nó sẽ không mang lại bất cứ kết quả tốt đẹp nào.

Trái lại, nhiều ý kiến ủng hộ, chẳng hạn như giám đốc chính sách khoa học của NIH Carrie. Wolinetz cho rằng: “Các nhà nghiên cứu sẽ rất vui mừng bởi sẽ được tận dụng khả năng của CRISPR/Cas9 để sửa chữa hoặc xóa bỏ các đột biến có liên quan tới nhiều căn bệnh mà không còn mất nhiều thời gian, công sức và chi phí thấp hơn so với cách điều chỉnh hệ thống gen trước đây. Những ứng dụng của CRISPR/Cas9 trong y học là rất lớn, giàu khả năng cải thiện sức khỏe con người, tuy nhiên nó vẫn chưa được quan tâm đúng”

Nhóm nghiên cứu hiện phải đảm bảo sự chấp thuận từ các tổ chức khác trước khi thật sự bắt đầu nghiên cứu, trong đó bao gồm cả cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), các trung tâm y tế nơi tiến hành thử nghiệm,… Và sẽ cần thêm một khoảng thời gian để tiến hành thử nghiệm, trước khi có thể thu được kết quả cuối cùng.
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.