Khách Hàng Ở Mỹ Sẽ Thôi Phải Lo Ngại Bị Trả Thù Khi Phản Hồi Tiêu Cực Online

06 Tháng Mười Hai 20167:00 CH(Xem: 7692)
Khách Hàng Ở Mỹ Sẽ Thôi Phải Lo Ngại Bị Trả Thù Khi Phản Hồi Tiêu Cực Online
blank
Thượng tuần tháng 12/2016, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật mới, nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng và khách hàng khi họ để lại phản hồi tiêu cực trên kênh nhận xét của các nhãn hàng, giúp khách hàng khỏi phải lo sợ bị trả thù bởi nhà sản xuất. Đây là một trong những động thái quan tâm tích cực đến quyền lợi công bằng của cộng đồng người tiêu dùng ở Mỹ.

Theo đó, Đạo luật Đánh giá Công bằng dành cho người tiêu dùng Mỹ đã chính thức được công nhận hoàn toàn tuyệt đối tại Thượng Nghị viện Mỹ. Dự luật mới thực chất đã được đệ trình từ năm 2014 và chấp thuận bởi Hạ nghị viện, hiện chỉ chờ đợi chữ ký đồng tình của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.

Ủy ban Thương mại (Senate Commerce Committee) cũng đã tổ chức một buổi thảo luận về những vụ việc liên quan vào năm 2015, khi bà Jen Palmer có bằng chứng xác thực trong vụ "Palmer v. KlearGear" trong vụ việc công ty này yêu cầu bà gỡ bỏ những nhận xét tiêu cực trên phần đánh giá sản phẩm, hoặc bà sẽ phải chịu phạt tiền lên đến 3,500 USD vì điều khoản thương mại trực tuyến không chấp nhận với những phản hồi mang tính cực đoan, làm mất uy tín. Được biết, khi nhận xét đó không được gỡ xuống, công ty đã gửi quyết định phạt đến đơn vị phụ trách tín dụng của bà Palmer để giải quyết.

Cuối cùng, bà Palmer đã đòi lại được công bằng, nhưng phải trải qua một quá trình đấu tranh liên tục. Rất nhiều trường hợp khác, khi thương hiệu đồ dịch vụ Ubervita đe dọa áp dụng các hình phạt theo luật pháp với khách hàng dám để lại bình luận tiêu cực về liên kết bán hàng trên Amazon của họ; hoặc một cửa hàng đồ trang sức đã khởi kiện một khách hàng vì đánh giá 1 điểm thấp nhất trên Yelp.

Đạo luật mới được thông qua sẽ loại bỏ hiệu lực của mọi động thái giới hạn người dùng không được để lại đánh giá tiêu cực trên các kênh nhận xét sản phẩm, dịch vụ hay cơ cấu và cách tổ chức, điều hành của công ty, và những hình phạt tài chính áp dụng theo sau. Hội đồng Kinh tế Liên bang vẫn có quyền thi hành án phạt nếu xem xét thấy cần thiết.

Ngoài ra, những người dùng đánh giá không ở trên nền tảng trực tuyến cũng có thể được bảo vệ. John Thune Chủ tịch Ủy ban Thương mại cho biết: “Khách hàng sẽ không còn phải lo lắng về tính minh bạch và quyền lợi của mình khi tham gia trực tiếp nhận xét về các sản phẩm, dịch vụ sau khi sử dụng”. Quyết định được đồng thuận bởi các Ủy viên của cả 2 Đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Thượng nghị sỹ Brian Schatz phát biểu: “Hệ thống đánh giá về những dịch vụ ăn uống, mua sắm và nghỉ ngơi như trên Yelp và TripAdvisor sẽ giúp xây dựng một cơ sở tin cậy cho cộng đồng khách hàng để lựa chọn và tính toán đâu là lựa chọn hợp lý nhất. Mọi người tiêu dùng đều cần được hưởng quyền lợi chia sẻ trải nghiệm và ý kiến một cách chân thực và sâu sắc nhất theo quan điểm cá nhân, không can dự và lo sợ đến những án phạt nào cả”
59Vote
41Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.711
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.