Tế Bào Ung Thư Biết Giả Vờ Nhiễm Virus Để Kháng Thuốc

16 Tháng Bảy 20177:00 CH(Xem: 7534)
Tế Bào Ung Thư Biết Giả Vờ Nhiễm Virus Để Kháng Thuốc
Tế Bào Ung Thư Biết Giả Vờ Nhiễm Virus Để Kháng Thuốc
Ung thư nổi tiếng là căn bệnh quái ác, hình thành ngay trong cơ thể, đánh lừa hệ miễn dịch rằng nó không phải là bệnh. Nên hệ miễn dịch không bao giờ tự nhắm mục tiêu, và giết chết được tế bào ung thư như các mầm bệnh khác.

Thậm chí, để đối phó với các phương pháp điều trị của con người, tế bào ung thư còn biết cách tự làm nó mạnh lên. Một số dạng tế bào ung thư có thể xây dựng được một cơ chế phòng thủ và trở nên cực kỳ kháng thuốc, bằng cách giả vờ tự đặt nó môi trường nhiễm virus.

Theo đó, các tế bào ung thư nghĩ rằng “có một virus ở bên ngoài”, chúng sẽ biểu hiện gen ISG mạnh mẽ hơn và tăng cường phòng thủ. Điều này đã khiến các bác sĩ bối rối suốt 1 thập kỷ, không thể hiểu điều gì đã diễn ra và phải bó tay trước nhiều ca bệnh ác tính. Cho đến giữa tháng 07/2017, nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania phát hiện ra cơ chế “tự làm mình mạnh lên” của tế bào ung thư.

Các nhà khoa học đã biết một số loại ung thư ác tính có mức độ biểu hiện gen ISG (Interferon-Stimulated Genes) rất cao. Hiệu ứng thường chỉ xảy khi cơ thể và tế bào bị nhiễm virus. Nó làm tế bào mạnh lên để có khả năng chiến đấu với mầm bệnh. ISG là các gen chỉ đạo quá trình sản sinh ra một nhóm protein gọi là interferon, đóng vai trò quan trọng như cửa ngõ miễn dịch cơ thể. Interferon được đánh giá là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể để chống lại virus.

Các nhà khoa học không rõ tại sao các khối u lại có mức độ biểu hiện gen ISG cao. Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân không hề có dấu hiệu nhiễm virus. Andy J. Minn, nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề trong suốt nhiều năm, các loại ung thư chứa tín hiệu chống virus đều rất hung hăng”

Trong nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học phát hiện họ có thể kích thích tế bào ung thư biểu hiện gen ISG, bằng cách cho chúng tiếp xúc với nguyên bào sợi. Nguyên bào sợi là một loại mô liên kết phổ biến nhất ở động vật và con người, có vai trò tạo nền cho môi trường ngoại tế bào. Họ phát hiện các nguyên bào sợi sở hữu một đặc điểm lạ, đó là chúng sản sinh ra nhiều bong bóng chứa một dịch lỏng gọi là exosome, bao gồm trong đó một loại phân tử RNA ký hiệu là RN7SL1.

RNA có đoạn kết thúc của nó giống với RNA của virus. Nên khi tế bào ung thư tiếp xúc với nguyên bào sợi, thực tế, chúng cũng phát hiện được sự có mặt của RN7SL1. RNA này cảnh báo cho tế bào ung thư nghĩ rằng “có một virus ở bên ngoài”, biểu hiện gen ISG mạnh mẽ hơn nhằm tăng cường phòng thủ. Kết quả tạo ra hiệu ứng có lợi cho tế bào ung thư. Nó kích thích phản ứng phòng thủ của tế bào, khiến ung thư mạnh hơn khi đề kháng được cả các loại thuốc điều trị và khó bị giết chết.

Khả năng tế bào ung thư ép nguyên bào sợi để lộ ra phần kết thúc giống virus của RNA RN7SL1 là một khám phá quan trọng. Nếu phần kết thúc được ẩn đi, các tế bào ung thư sẽ không phản ứng với exosome như virus. Chúng sẽ không mạnh lên và có khả năng bị tiêu diệt bởi điều trị thông thường. Các nhà khoa học cho biết có thể tìm cách làm ẩn đi đoạn kết thúc của RN7SL1. Hoặc dập tắt các tín hiệu gọi là NOTCH bên ngoài tế bào ung thư để có thể ngăn nguyên bào sợi phát triển các bong bóng exosome giả virus.

Các nhà khoa học cho biết, dạng ung thư thường hay tự làm mạnh bằng môi trường giả virus nhất là ung thư vú. Nếu có thể triệt được thủ thuật “tự làm mạnh” của các tế bào, nhiều bệnh nhân ung thư vú kháng thuốc điều trị trong tương lai sẽ được cứu sống.
512Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
512
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.