Đức Sẽ Phạt Các Công Ty Mạng Xã Hội Để Người Dùng Có Phát Ngôn Thù Hận

05 Tháng Giêng 201812:53 SA(Xem: 5708)
Đức Sẽ Phạt Các Công Ty Mạng Xã Hội Để Người Dùng Có Phát Ngôn Thù Hận
Đức Sẽ Phạt Các Công Ty Mạng Xã Hội Để Người Dùng Có Phát Ngôn Thù Hận

Khoảng đầu tháng 01/2018, theo quy định mới của chính phủ Đức, có hiệu lực từ đầu năm 2018, các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter… sẽ phải chịu khoản phạt lên tới 60 triệu USD nếu để người dùng có những phát ngôn thù hận nhằm vào nhau.

 

Trong nỗ lực làm trong sạch mạng xã hội, Chính phủ Đức đã đưa vào thực thi đạo luật nhằm ngăn chặn ngôn từ thù hận trên mạng xã hội. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội như có trên 2 triệu người dùng như Facebook, Youtube, Twitter hay Reddit, Tumblr, Vimeo, Flickr… đều sẽ phải có trách nhiệm kiểm soát thông tin và ngăn chặn những phát ngôn gây thù hận đồng thời xóa chúng đi trong 24 giờ. Hoặc các nhà cung cấp sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 60 triệu USD.

 

Đạo luật Netzwerkdurchsetzungsgesetz (NetzDG) được thông qua giữa năm 2017, nhưng chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2018, sau 2 tháng gia hạn để các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phát triển các công cụ ngăn chặn phát ngôn gây thù hận.

 

Nhưng đạo luật mới của Đức cũng bắt đầu gặp phải sự phàn nàn. Để tránh khoản phạt từ chính phủ, các nền tảng mạng xã hội mạnh tay khóa nhiều tài khoản, bao gồm các tạp chí châm biếm. Hiệp hội Báo chí Đức DJV cũng đã cảnh báo về tình trạng khi đạo luật được thông qua trong năm 2017, đồng thời tuyên bố sẽ làm việc với chính phủ để giải quyết vấn đề.

 

Đức là quốc gia có những đạo luật vô cùng nghiêm khắc nhằm xử lý tội phỉ báng, kích động tội phạm hay đe dọa bạo lực. Với đạo luật mới, Twitter, Facebook hay các nền tảng truyền thông xã hội khác, đều đang nỗ lực thích ứng nhằm tránh được nguy cơ bị phạt tiền. Nên không loại trừ khả năng họ sẽ ra tay chặn các tài khoản dù chúng chưa thực sự đáng bị chặn.

 

Luật mới của Đức có hiệu lực trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đang đau đầu giải quyết tình trạng ngôn từ kích động và tin tức giả mạo, hiện đang phát triển mạnh mẽ và trong tình trạng thiếu kiểm soát. Nhiều quốc gia đang nỗ lực xóa bỏ, đồng thời gây áp lực buộc các nền tảng mạng xã hội phải kiểm soát thông tin.

 

Phản ứng trước luật mới của Đức, người phát ngôn YouTube cho biết nền tảng chia sẻ video của hãng đang triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn phát ngôn gây thù nghịch không chỉ ở Đức mà còn trên phạm vi toàn cầu. YouTube sẽ đầu tư mạnh để phát triển các nhóm phụ trách và tạo ra công cụ mới để ngăn chặn hiệu quả các nội dung vi phạm. Hãng cũng khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với các chính quyền để các biện pháp ngăn chặn hiệu quả hơn.

521Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
521
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.