Công Nghệ CRISPR Có Thể Không Hoạt Động Với Tất Cả Mọi Người

10 Tháng Giêng 201812:00 SA(Xem: 5967)
Công Nghệ CRISPR Có Thể Không Hoạt Động Với Tất Cả Mọi Người
Công Nghệ CRISPR Có Thể Không Hoạt Động Với Tất Cả Mọi Người

CRISPR là công nghệ chỉnh sửa gen được kỳ vọng sẽ là “chén thánh” của y học hiện đại, vì nó có thể là giải pháp cho gần như tất cả các căn bệnh trên thế giới. Tuy nhiên, khoảng đầu tháng 01/2018, một nghiên cứu mới cho thấy ít nhất có 2 biến thể của CRISPR Cas9, dựa trên 2 loại vi khuẩn khác nhau là S. aureus và S. Pyrogenes, có thể sẽ không hoạt động hiệu quả đối với tất cả mọi người.

 

Theo thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy có đến 65% - 79% tình nguyện viên có kháng thể chống lại protein Cas9. Hay có thể hiểu là số người tình nguyện viên nếu được chữa bệnh thông qua CRISPR Cas9, có thể sẽ bị sốc phản vệ, từ đó khiến cho liệu pháp không còn an toàn và hiệu quả, thậm chí có thể gây độc cho cơ thể người.

 

Hiện đây chưa phải là vấn đề quá trầm trọng đến mức đặt dấu chấm hết cho công nghệ chỉnh sửa gen, vì nghiên cứu vẫn chưa được đánh giá kỹ càng, và quy mô tương đối nhỏ của công trình cũng khiến cho độ tin cậy chưa thật sự vững chắc. Ngoài ra, các giải pháp thay thế cho protein Cas9 cũng đã được ra đời, tình hình không hoàn toàn bế tắc.

 

Dù vậy, các nhà khoa học cũng phải tìm ra loại vi khuẩn dùng trong CRISPR mà cơ thể người không phát hiện, hoặc không xảy ra các phản ứng với hệ miễn dịch. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu mới cho thấy vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi công nghệ chỉnh sửa gen có thể được áp dụng một cách rộng rãi trên cơ thể người.

56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
56
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.