DHS Đề Nghị Hủy Bỏ Chương Trình Visa Startup

30 Tháng Năm 201812:00 SA(Xem: 4342)
DHS Đề Nghị Hủy Bỏ Chương Trình Visa Startup
DHS Đề Nghị Hủy Bỏ Chương Trình Visa Startup
DHS Đề Nghị Hủy Bỏ Chương Trình Visa Startup

Khoảng cuối tháng 05/2018, Bộ An ninh nội địa Mỹ DHS đã chính thức đề nghị hủy bỏ chương trình thị thực startup, vốn được chính quyền Obama triển khai.

 

Trong văn bản gửi tới Công báo liên bang, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố chương trình thị thực startup mang tính chất không thích hợp, không thực tế và sử dụng tài nguyên quốc gia không đảm bảo. DHS khẳng định quy định thiếu sự bảo vệ đầy đủ cho các nhà đầu tư và nhân công Mỹ, cũng như hoàn toàn không phù hợp với ưu tiên chính sách hiện tại của DHS.

 

Chính sách nhắm đến đối tượng doanh nhân nước ngoài tại Mỹ bằng việc cấp cho họ phương án thay thế cho các loại thị thực hiện tại. Các đối tượng người nước ngoài với kỳ vọng xây dựng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng có thể nộp đơn xin "parole status" để làm việc tại Mỹ. Parole status thường chỉ được cấp cho cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo hoặc y tế.

 

Trong khi một số quốc gia như Pháp hay Canada có loại hình thị thực đặc biệt nhằm khuyến khích doanh nhân nước ngoài để thiết lập công ty trong nước, những cá nhân đến Mỹ sẽ phải tìm hiểu và nộp đơn xin một số loại thị thực, như H-1B dành cho những người làm việc dưới một chủ thuê nhân viên và sẽ gây khó khăn để mở công ty riêng.

 

 

 

Theo quy định của thị thực startup, doanh nhân phải chứng minh được công ty trẻ, hoạt động dưới 5 năm, có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và tạo ra công ăn việc làm, với khoản vốn trợ cấp từ chính phủ từ 100,000 USD hoặc ít nhất 250,000 USD từ nhà đầu tư có chứng nhận. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ bị loại khỏi vòng xem xét. Startup phải hoạt động hợp pháp tại quốc gia, và sáng lập viên phải sở hữu ít nhất 10% cổ phần của công ty tại thời điểm nộp đơn xem xét. Thời hạn parole status kéo dài 2.5 năm và được gia hạn thêm 2.5 năm. Thị thực có thể bị thu hồi nếu công ty được đánh giá là không còn đem lại lợi ích cho xã hội.

 

Chương trình dự kiến được bắt đầu từ tháng 06/2017, nhưng chính quyền Tổng thống Donald Trump đã trì hoãn việc triển khai ngay trước thời hạn bắt đầu. Vào tháng 11/2017, Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm quốc gia NVCA và các nhà sáng lập startup đã kiện DHS với cáo buộc cơ quan không tuân thủ đúng quy trình thông báo và lấy ý kiến trước khi trì hoãn chương trình. Ngay sau đó, một thẩm phán đã tuyên bố DHS không có đủ lý do hợp lý để trì hoãn chương trình thị thực bắt đầu triển khai với doanh nhân nước ngoài. Nên hướng dẫn và form ghi danh đã được đăng tải vào cuối tháng 12/2017.

 

Tính tới tháng 05/2018, có khoảng 12 đơn xin đã được gửi tới chương trình, nhưng chưa hề có quyết định nào được đưa ra. Lý do của đề xuất từ DHS có liên quan tới việc chính sách tập trung quá nhiều vào khía cạnh kinh tế mà doanh nhân nước ngoài có tiềm năng đem lại, mà không vạch ra đường lối rõ ràng cho họ để tiếp tục ở lại Mỹ. Sẽ có thời hạn 30 ngày để công chúng đưa ra bình luận về đề xuất hủy bỏ chính sách thị thực startup.

59Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
59
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.