Tài Liệu Huấn Luyện Người Kiểm Duyệt Nội Dung Facebook Không Phân Biệt Được Tin Giả Mạo

07 Tháng Chín 20182:00 SA(Xem: 4009)
Tài Liệu Huấn Luyện Người Kiểm Duyệt Nội Dung Facebook Không Phân Biệt Được Tin Giả Mạo
Facebook’s Own Training Materials Fell for Fake News

Facebook đang phải rất nỗ lực để chống lại các tin tức giả mạo và các nội dung xấu. Thậm chí, từ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để phát hiện tin tức giả, Facebook đã phải chuyển sang sử dụng một đội ngũ nhân lực hùng hậu để làm công việc kiểm duyệt nội dung cẩn thận hơn. Vì có rất nhiều nội dung nhạy cảm và dễ nhầm lẫn, khiến cho máy tính không thể phân biệt được.

 

Để đảm bảo cho lực lượng kiểm duyệt nội dung có chất lượng cao, Facebook đã soạn những bộ tài liệu hướng dẫn ban hành nội bộ. Đây là các bộ tài liệu hướng dẫn phân biệt tin tức giả mạo và các nội dung nhạy cảm cần kiểm duyệt, nhưng trớ trêu thay, ngay cả các tài liệu hướng dẫn này cũng bị nhầm lẫn bởi tin tức giả.

 

Khoảng đầu tháng 09/2018, theo trang Motherboard, một hình ảnh dẫn chứng được mô tả là một cuộc diệt chủng tại Myanmar gần đây. Nhưng trên thực tế, đây là một ảnh chụp lại các nạn nhân thiệt mạng do một trận động đất tại một quốc gia khác nhiều năm trước. Facebook đã lấy dẫn chứng từ chính một fake news trước đây mà không hề hay biết. Gần đây, công ty tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn thông tin giả mạo trên nền tảng của mình.

 

Cụ thể, tài liệu hướng dẫn của Facebook đã đăng hình ảnh với chú thích: “Xác chết của những người Hồi giáo bị tàn sát bởi các Phật tử tại Myanmar”. Hình ảnh được thảo luận vì nội dung chứa hình ảnh khỏa thân và bạo lực. Tuy nhiên, đôi khi Facebook cho phép các hình ảnh nhạy cảm được chia sẻ, thay vì gắn cờ hoặc xóa bỏ nếu chúng phục vụ mục đích cộng đồng rộng lớn. Thực tế, đây là hình ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Guang Nu của Getty Images, sau trận động đất năm 2010 tại Jeiegu, Trung Quốc. Có rất nhiều người thiệt mạng trong trận động đất.

 

Tuy nhiên, vào năm 2012, nhiều tổ chức và các trang truyền thông đã chia sẻ hình ảnh với tuyên bố rằng đây là minh chứng cho thấy vụ thảm sát người Hồi giáo tại Myanmar. Trong lúc đó, một làn sóng chống người Hồi giáo tại Myanmar đang diễn ra, và sự việc càng trở nên phức tạp khi hình ảnh giả mạo được chia sẻ rộng rãi.

 

Có thể thấy mức độ nghiêm trọng mà các tin tức giả mạo trên Facebook có thể gây ra. Nhưng vấn đề là chính những tài liệu hướng dẫn kiểm duyệt của Facebook cũng dẫn chứng lại một tin tức giả mạo, như hình ảnh trên. Như vậy, liệu còn có thể tin tưởng vào Facebook?

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.