EU Đặt Mục Tiêu "Cân Bằng Khí Hậu" Vào Năm 2050

09 Tháng Mười Hai 201811:20 CH(Xem: 4600)
EU Đặt Mục Tiêu "Cân Bằng Khí Hậu" Vào Năm 2050
EU Đặt Mục Tiêu - Cân Bằng Khí Hậu - Vào Năm 2050

Liên minh các nước Châu Âu đã cam kết sẽ thực hiện các bước quan trọng để hạn chế ảnh hưởng của họ đối với khí hậu. Tháng 12/2018, họ đã đưa ra một mục tiêu tham vọng hơn. Theo đó, EU hy vọng sẽ đạt được một nền kinh tế "cân bằng với khí hậu" vào năm 2050 – có nghĩa là không phát thải khí nhà kính vượt mức ảnh hưởng môi trường. Chiến lược mới sẽ liên quan đến việc sử dụng năng lượng tái tạo rộng hơn (khoảng 80% vào năm 2050), kéo theo đó là một sự thay đổi trong ngành vận tải điện và ngành công nghiệp không tạo ra cacbon.

 

Theo ủy viên năng lượng Maroš Šefčovič, để làm được điều này, EU phải đầu tư bổ sung đáng kể. EU ước tính cần 175 - 290 tỷ Euro (khoảng 199 – 330 tỷ USD) mỗi năm cho kế hoạch đầy tham vọng. Tuy nhiên, EU tin rằng có thể tiết kiệm được chi phí bằng cách cắt giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, nâng cấp chất lượng không khí, nhờ đó giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

 

Có nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy tăng trưởng kinh tế và thân thiện với môi trường không loại trừ lẫn nhau. Šefčovič tiết lộ phát thải đã giảm 22% kể từ năm 1990 ngay cả khi tổng sản phẩm quốc nội tăng 58%. Ông thừa nhận rằng các chính phủ không thể tự xử lý tất cả các khoản đầu tư và hứa hẹn sẽ khuyến khích các công ty tư nhân tham gia vào dự án.

 

Liệu EU có đạt được mục tiêu hay không? Mỗi quốc gia riêng lẻ đều có những ý kiến phản đối riêng. Đức nói chung chống lại các mục tiêu giảm khí thải cao hơn cho xe hơi, trong khi Ba Lan phụ thuộc nhiều vào than và không có khả năng chào đón những nỗ lực để đóng cửa chúng, ngay cả khi chúng được thay thế bằng các thiết bị năng lượng Mặt trời và gió. EU cũng sẽ đối mặt với sự chống đối của các nhà lãnh đạo quốc gia như Viktor Orbán của Hungary, người có thể phản đối những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế. Mục tiêu là một khởi đầu quan trọng, nhưng quá trình có thể diễn ra chậm trễ vì gặp phải phản đối từ một số nước.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.